胸部丰满则为“大”,胸部扁平无料则为“小”丰胸产品。大女人光环围绕,“女神”“波霸”即使胸大无脑亦为人喜爱。而小女人只能被“女汉子”“太平公主”等雅号讥讽丰胸食物。那么温柔贤良、柔情似水终究抵不过别人D杯胸围粉嫩公主酒酿蛋。很多小女人都想丰胸成为大女人,可是该怎么丰胸呢?小女人丰胸秘籍是什么呢丰胸方法
11/20/2015 6:50:58 AM

Nepal: Phát hiện mới về niên đại của Đức Phật và những tranh luận

Vừa qua, các nhà khảo cổ học thuộc trường Đại học Durham, Vương quốc Anh đã phát hiện ra dấu tích về một ngôi kiến trúc tôn giáo cổ bằng gỗ nằm dưới lòng đất của ngôi đền thờ Hoàng hậu Ma-gia (Maya Devi Temple) tại vườn Lâm-tỳ-ni.

Theo các nhà khảo cổ thì những mẫu vật từ ngôi kiến trúc ấy có niên đại khoảng năm 550 trước Công nguyên. Với những bằng chứng khảo cổ học này, các nhà khảo cổ học đã đưa ra kết luận rằng, Đức Phật đản sinh vào thế kỷ thứ VI (Trước Tây lịch).
 
Nepal: Phát hiện mới về niên đại của Đức Phật và những tranh luận
 
Chư tăng kính lễ tại nơi được cho là ngôi chùa cổ của Phật giáo tại đền thờ Hoàng hâu Ma-gia

Nếu khám phá này là chính xác thì Đức Phật đã sống vào khoảng giữa năm 563 (Trước Tây lịch) và năm 483 (Trước Tây lịch). Trước đây, một số nhà khoa học khác thì cho rằng, niên đại của Đức Phật là từ năm 448 (Trước Tây lịch) đến năm 368 (Trước Tây lịch). Trong một vài truyền thống Phật giáo thì cho rằng, Đức Phật nhập niết-bàn vào năm 544 (Trước Tây lịch). Nhưng hầu hết các nhà sử học trên thế giới thì cho rằng, Đức Phật đã nhập niết-bàn vào khoảng năm 420 và 380 (Trước Tây lịch).

Theo nhà khảo cổ Coningham, trước đây, các nhà khoa học dựa trên các tài liệu lịch sử và những ghi chép trong kinh điển để rút ra kết luận về niên đại của Đức Phật, nhưng các tài liệu ấy lại được ghi chép và biên soạn dựa trên những lời truyền miệng trải qua hàng thế kỷ, cho nên độ tin cậy không cao.

Việc xác định chính xác về niên đại của Đức Phật có ý nghĩa rất quan trọng đối với lĩnh vực nghiên cứu và học thuật. Điều này giúp chúng ta biết được bối cảnh kinh tế, xã hội lúc Ngài còn tại thế và bối cảnh ấy đã ảnh hưởng như thế nào đến giáo lý của Ngài. Cũng nhờ vậy mà chúng ta có thể hiểu đúng hơn về những lời dạy của Đức Phật.

Tuy nhiên, khi phát hiện mới về niên đại của Đức Phật của các nhà khảo cổ học người Anh được báo cáo và truyền tải trên mạng lưới Internet thì đã dẫn đến nhiều tranh cải trong giới nghiên cứu, học thuật trên thế giới.

Báo USA Today dẫn lời của giáo sư Richard Gombrich, một giáo sự thuộc Đại học Oxford chuyên nghiên cứu về lịch sử Phật giáo, vị này cho rằng, những khám phá của các nhà khỏa cổ học thuộc Đại học Durham là không có giá trị vì không có bằng chứng nào chứng minh rằng kiến trúc cổ ấy là một ngôi chùa Phật giáo. Đáp lại lời nhận xét của giáo sư Richard Gombrich, giáo sư Coningham, trưởng đoàn khảo cổ học thuộc Đại học Durham nói rằng, không hề dễ dàng để chứng minh cho vấn đề này, sẽ luôn có những nghi vấn về nó.

Theo giáo sư Richard Gombrich và Lopez, kiến trúc tôn giáo mà các nhà khảo cổ thuộc Đại học Durham tìm thấy có thể là kiến trúc của một trong số những tôn giáo thời bấy giờ, sau đó tại địa điểm ấy lại xây dựng lên một công trình kiến trúc của Phật giáo.

Một nhà khảo cổ đã làm việc tại Nepal nói, cô ấy lo ngại rằng, nhóm khảo cổ tại Lumbini đã đưa ra kết luận từ một địa điểm khai quật quá nhỏ bé.

Giáo sư Nancy Wilkie, giáo sư danh dự tại Đại học Carleton College ở Minnesota, phát biểu: “Vấn đề duy nhất… là cuộc khai quật đã được thực hiện trong một diện tích quá nhỏ. Cần lưu ý rằng, phát hiện về cấu trúc bằng gỗ ấy chỉ dựa trên năm cái lỗ nơi cột gỗ đã từng được dựng lên. Đấy thực ra chỉ là một chứng cứ nhỏ nhặt”.

Như vậy là phát hiện mới của các nhà khảo cổ thuộc Đại học Durham tại Lâm-tỳ-ni vẫn chưa đủ để đưa ra một bằng chứng xác thực, khẳng định đích xác niên đại của Đức Phật.
 
Nguồn Báo Giác Ngộ




 
Share this:
Tags:

Leave a Reply










Fan Page2