胸部丰满则为“大”,胸部扁平无料则为“小”丰胸产品。大女人光环围绕,“女神”“波霸”即使胸大无脑亦为人喜爱。而小女人只能被“女汉子”“太平公主”等雅号讥讽丰胸食物。那么温柔贤良、柔情似水终究抵不过别人D杯胸围粉嫩公主酒酿蛋。很多小女人都想丰胸成为大女人,可是该怎么丰胸呢?小女人丰胸秘籍是什么呢丰胸方法
1/25/2024 10:05:35 AM

Kỳ vọng kinh tế Việt Nam năm 2024

Mặc dù tăng trưởng GDP không đạt mục tiêu trong năm 2023, nhưng các chuyên gia đều nhận định đà phục hồi đã rõ nét và kỳ vọng năm 2024 hoàn toàn có thể là năm bứt phá, qua đó góp phần hoàn thành chặng đường phát triển kinh tế 5 năm 2021-2025 như kế hoạch đặt ra.

Khép lại năm 2023 tích cực để vươn lên mạnh mẽ

Có thể nói, bức tranh kinh tế năm 2023 khép lại với rất nhiều cảm xúc: Từ kỳ vọng rất lớn đầu năm khi đại dịch COVID-19 đã thực sự ở lại phía sau và Đất nước đã vượt qua nhiều khó khăn lớn; đến lo ngại không nhỏ khi nền kinh tế kết thúc 6 tháng đầu năm với sự suy giảm ghi nhận ở hầu hết các lĩnh vực; và rồi sự hồi phục lại xuất hiện mạnh mẽ trong quý III và đặc biệt là quý IV.

Cho dù những bứt tốc trong những tháng cuối năm không đủ để bù đắp hoàn toàn cho những gì nền kinh tế phải trải qua giai đoạn đầu năm và GDP kết thúc thúc năm chỉ với mức tăng 5,05%, song sự cải thiện và phục hồi ở tất cả các lĩnh vực trong những tháng cuối năm là điều mà các chuyên gia, tổ chức rất ấn tượng. Đây chính là những nền tảng quan trọng cho triển vọng năm 2024 tích cực hơn.

Tại báo cáo Vietnam At A Glance tháng 1 - báo cáo đầu tiên của năm mới 2024 của Ngân hàng HSBC vừa phát hành ngày 11/1, các chuyên gia kinh tế HSBC nhận định năm Quý Mão “không phải một năm dễ dàng” đối với Việt Nam. Tuy nhiên, “bất chấp bối cảnh gập ghềnh, Việt Nam đã khép lại năm 2023 một cách tương đối tích cực để từ đó kỳ vọng 2024 nhiều khả năng sẽ là năm Việt Nam vươn lên mạnh mẽ từ muôn trùng thách thức”, báo cáo nêu.

Theo HSBC, một trong những yếu tố quan trọng nhất là năng lực bổ sung trong thương mại từ các dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam ổn định. Điều này mang lại niềm hy vọng cho lĩnh vực bên ngoài khi chu kỳ thương mại đổi chiều. Các chuyên gia HSBC lưu ý, mặc dù chu kỳ thương mại là yếu tố mang tính ngắn hạn - và hiện nay vẫn cho thấy những rủi ro và khó khăn, nhưng FDI phản ánh xu hướng và tâm lý nhà đầu tư trong trung và dài hạn, cho thấy họ có niềm tin và kỳ vọng lớn đối với Việt Nam.

Cũng vào đầu tháng này, báo cáo nghiên cứu toàn cầu về Việt Nam của Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP đạt mức 6,7% năm 2024, với xu hướng đà phục hồi tiếp tục cải thiện dần theo thời gian (trong đó dự báo tăng trưởng GDP đạt khoảng 6,2% trong nửa đầu năm và 6,9% trong nửa cuối năm 2024). Một trong những cơ sở cho kỳ vọng trên của Standard Chartered là doanh số bán lẻ và sản xuất công nghiệp duy trì đà phục hồi mạnh mẽ. Cùng với đó, dù các thách thức của thương mại toàn cầu có thể vẫn là một rủi ro chính nhưng xuất nhập khẩu cũng đang bắt đầu phục hồi.

“Triển vọng kinh tế Việt Nam về trung hạn vẫn đầy hứa hẹn. Để duy trì tốc độ tăng trưởng và khả năng cạnh tranh, Việt Nam cần tiếp tục tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và hướng ưu tiên vào giảm lượng khí thải carbon”, ông Tim Leelahaphan - Chuyên gia kinh tế Thái Lan và Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered bình luận.
Theo TS. Cấn Văn Lực - Kinh tế trưởng BIDV, tiếp nối đà phục hồi nửa cuối năm 2023, sự gia tăng hiệu quả của các động lực tăng trưởng truyền thống kết hợp với khả năng phát huy các động lực tăng trưởng mới, dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 ở kịch bản cơ sở (nhiều khả năng xảy ra nhất) có thể đạt 6-6,5%.

Trong đó, theo hướng cầu, dự báo tăng trưởng của các động lực tăng trưởng chính sẽ ở khoảng 5-10% (xuất khẩu tăng 5-7%; giải ngân FDI tăng 8-10%; doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng 7,5-8%...). Theo hướng cung, tăng trưởng của các lĩnh vực kinh tế duy trì ít nhất tương đương hoặc cao hơn năm 2023, trong đó khu vực nông nghiệp dự kiến tăng 3,2-3,5%; công nghiệp - xây dựng tăng 5,2-5,5% và khu vực dịch vụ tăng 7-7,2%).


Khơi dậy mạnh mẽ các nguồn lực

Tuy nhiên, TS. Cấn Văn Lực cũng lưu ý còn 2 kịch bản tăng trưởng GDP khác. Ở kịch bản tích cực (các điều kiện môi trường quốc tế và trong nước thuận lợi đều hơn), tăng trưởng GDP có thể cao hơn 0,5-1 điểm % so với kịch bản cơ sở (tức có thể đạt 6,5-7%).

Ngược lại, với kịch bản tiêu cực, nếu các rủi ro bên ngoài gia tăng và tác động tiêu cực hơn, trong khi các động lực tăng trưởng trong nước chưa phát huy hiệu quả như kỳ vọng, dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2024 chỉ đạt khoảng 5-5,5%.
 
Dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 (Nguồn: Dự báo của Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV)
 
Nhận định 2024 là năm bản lề quan trọng đối với kinh tế Việt Nam, tạo điều kiện hoàn thành các mục tiêu cho giai đoạn 2021-2025, TS. Cấn Văn Lực kiến nghị để đạt được các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 một mặt cần tiếp tục bám sát tình hình kinh tế, tài chính quốc tế; chủ động phân tích, dự báo diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế để có kịch bản chủ động ứng phó phù hợp, nhất quán thực hiện tốt Nghị quyết 01 và Nghị quyết 02/2024 mà Chính phủ vừa ban hành.

Đặc biệt, chú trọng các động lực tăng trưởng truyền thống theo hướng đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tận dụng tốt hơn các FTA đã ký kết và các quan hệ đối tác chiến lược được nâng cấp gần đây; thúc đẩy giải ngân đầu tư công hiệu quả, đúng kế hoạch, trở thành vốn mồi cho các nguồn vốn khác và có các chính sách, giải pháp kích cầu đầu tư tư nhân và tiêu dùng nội địa.

Cùng với đó, khai thác tốt hơn các động lực tăng trưởng mới liên quan đến phát triển kinh tế số, ứng dụng khoa học công nghệ, tăng trưởng xanh, chuyển đổi năng lượng; tăng năng suất lao động, đẩy mạnh cải cách thể chế kinh tế, môi trường đầu tư kinh doanh, nhất là trong bối cảnh áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu; quan tâm thúc đẩy tăng trưởng của các đầu tàu kinh tế, nhất là TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và TP. Đà Nẵng (chiếm 32% GDP cả nước năm 2023) qua đó thúc đẩy liên kết vùng…

Quyết liệt đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, nhất là các doanh nghiệp, dự án yếu kém, TCTD yếu kém nhằm góp phần huy động và phân bổ nguồn lực hiệu lực hơn, giảm mạnh chi phí vận hành, duy trì tốn kém. Cùng với đó, chú trọng chất lượng và hiệu quả đầu tư công; cải thiện chất lượng tăng trưởng, trong đó tập trung nâng cao năng suất lao động (xem xét thành lập Ủy ban năng suất quốc gia), tăng khả năng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) trong tăng trưởng chung; đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế nhằm phân bổ, sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn như nêu trên; xây dựng chiến lược và giải pháp tăng tính độc lập, tự chủ, tự cường và nâng cao sức chống chịu của nền kinh tế.

“Cần nâng cao hơn nữa hiệu quả trong điều hành, phối hợp chính sách kinh tế nhằm bình ổn tỷ giá, lãi suất và thị trường tài chính - tiền tệ, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô. Theo đó, tiếp tục phương châm chính sách tài khóa mở rộng, có trọng tâm, trọng điểm, gắn với đẩy mạnh giải ngân đầu tư công; chính sách tiền tệ chủ động, nới lỏng thận trọng, linh hoạt; quan tâm hơn đến rủi ro hệ thống tài chính và liên thông thị trường tài chính – bất động sản”, TS. Cấn Văn Lực nhấn mạnh.

Thời Báo Ngân Hàng 

 
Share this:
Tags:

Leave a Reply










Fan Page2